Ngày ngày của tôi

Tặng riêng cho con khi ba không còn thuộc sở hữu của cuộc đời này.


Dec 21, 2011

Giáng sinh 2011

Năm nay thật tình là ít hứng thú để làm nhà Chúa như năm trước, nhưng Đức nói cách này cách khác để tôi phải thực hiện theo ý nó.
Mà nhà Chúa phải bị ngập nước để hòa đồng với cuộc sống, mà biết làm sao mới dựng lại được hình ảnh người người mưu sinh vất vả, giận yêu, thương ghét hằng ngày.
Lắm lúc tôi rất buồn vì Đức năm nay 13 tuổi rồi mà chưa rước lễ lần đầu, vẫn biết rằng mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau nhưng sao thấy trong lòng có gì đó ê chề, chán nản ! Cũng may là thằng bé sống đúng với tinh thần của một giáo dân.




Cầu mong cho cuộc sống chung quanh hóa hiền lành.

Nov 23, 2011

Bài của văn hào Aleksandr Solzhenitsyn

Aleksandr Solzhenitsyn 

Đừng Lấy Dối Trá Làm Lẽ Sống
Đã có thời thậm chí rỉ tai nhau chúng ta cũng không dám! Bây giờ thì chúng ta viết và đọc sách báo chui, và thỉnh thoảng có tới Khoa Học Viện hút thuốc gặp nhau thì cũng thành thật mà phàn nàn với nhau rằng:
Chúng đang giở trò gì đây? Chúng còn xỏ mũi ta tới đâu nữa? Quê hương vừa nghèo vừa điêu tàn mà chúng cứ huyênh hoang khoe nhau những thành tựu trên vũ trụ. Chúng ôm mấy cái chế độ cai trị lạc hậu và dã man, rồi thổi cho lửa nội chiến bùng lên. Chúng rút ruột để nuôi Mao Trạch Đông một cách vô tội vạ - rồi tống cổ chúng ta ra chiến trường đánh nhau với hắn, mà chúng ta phải đi. Trốn sao cho thoát? Chúng thích đưa ai ra tòa thì đưa, chúng nhốt người tỉnh táo vào nhà thương điên – chúng nó luôn giở những trò đó, còn chúng ta thì bất lực.

Oct 3, 2011

Một bài sưu tầm về Sài gòn xưa

Lấy từ blog của Mai Trần.
Xin cám ơn rất nhiều.
----- 

Du hành trên tuyến tàu xưa Gò Vấp-Sài Gòn

Y Nguyên-Mai Trần
Thàng Cưng, lực lưởng nhanh nhẹn so với số tuổi của nó, khoảng 9, 10 tuổi gì đó mà được lái xe… bò. Mấy thằng bạn đàng em của nó lúc nào cũng tìm cách leo xe bò đi với nó cho vui. Gia đình thằng Cưng cũng thuộc loại khá thời đó, nhà gạch có chái, gian gìữa nhà cũng có bàn thờ tỗ tiên khảm xà cừ đặt sau một bàn gỗ đen với sáu cái ghế và luôn luôn một bình trà đựng trong vỏ trái dừa để giũ' ấm.
Ba nó không biêt làm nghề chuyên chở bằng xe bò từ lúc nào nhưng người trong xóm gọi ông là chú Tư xe bò – Cụ Phó-một nhân vật được mọi người kính nể trong xóm, cụ vào Nam từ Nam Định, nghe nói cụ đã từng giữ chức ông Phó cho hãng tàu đi đại dương của Pháp Charguer Reunis- không hiểu sao lại gọi ông với một danh từ dí dỏm ông Tư “pilot” xe bò. Ba thằng Cưng thỉnh thoảng cho nó lái xe bò ở nhũ'ng khúc đường vắng khi xe không chở gì, chú Tư sống bằng nghề chở vật dụng xây nhà vì đồ nặng không tiện dùng xe ba bánh.
Khi rảnh rối thằng Cưng hay rủ bạn đi tắm sông ở cầu Bình Lợi, trong những nhánh sông nhỏ bao quanh là những rặng dừa nước, nhìn ra phiá xa thì thấy sông Sàigòn. Sông khúc gần cầu Bình Lợi nước chảy xiết, nhiều chỗ nước xoáy, thỉnh thoảng có nghe nguời chết mà người ta gọi là bị ma da kéo. Mấy đám nhỏ thường rủ nhau chơi đá banh ở sân vận động Lê văn Duyệt (giờ không còn nũ'a) thỉnh thoảng lại lén nhà đi tắm sông luôn, phần đông đứa nào cũng biết lội lại dùng bập dừa để nổi nên cũng khá an toàn. Tắm xong chạy về nhà thì quần khô hết nên gia đình không hay biết.

Sep 28, 2011

The City: Beijing

Tác giả: Ngải Vị Vị
Dịch giả: Nam Hải Trường Sơn
Nguồn: The Newsweek Daily Beast
Copyright © 2011 Nam Hải Trường Sơn
--------------------------------------------------------

Ngày 31 tháng 8 năm 2011


Bắc Kinh Là Cơn Ác Mộng Vĩnh Hằng

Bắc Kinh là hai thành phố. Bên này là một thành phố của quyền lực và tiền bạc. Người ta chẳng quan tâm láng giềng họ là ai; họ chẳng bao giờ tin cậy bạn. Bên kia là một thành phố tràn trề tuyệt vọng. Tôi thấy họ trên những chiếc xe buýt công cộng, tôi nhìn vào đôi mắt của họ, và tôi thấy họ chẳng ôm ấp hy vọng gì. Thậm chí họ chẳng thể tưởng tượng nổi mình sẽ có khả năng mua được một căn nhà. Họ đến từ những ngôi làng nghèo xơ xác, nơi mà họ chẳng bao giờ thấy ánh đèn điện và giấy toa-lét. 

Sep 27, 2011

Sạn, đậu nành hay café

Nhân đọc qua bài này
http://viet-studies.info/kinhte/KhongPhaiCaPhe_NV.htm

nên viết vài dòng gởi các bạn thân.
---------------------------------------------
Các bạn thân mến,
Khi bước chân vào một nơi tôn nghiêm như Thiền viện,Thánh thất, Tịnh xá, Chùa chiền, Nhà thờ.., chúng ta mong chờ sẽ nhận được gì ? Mong chờ khi gởi gấm, thú nhận sẽ được an ủi, chia sẽ chân tình và ngọt ngào; nhưng có ai thấu hiểu trong những lời giáo huấn đó có bao nhiêu % là sạn cát, đậu đen, đậu nành và còn chút cafe tinh túy nào chăng ?
Thử hỏi một cách thật lòng : chúng ta lên án và quá ngán ngẩm cơn bệnh thành tích hiện nay của Nhà nước, nhưng các vị Trụ trì, Chủ chăn có mang cơn bệnh đó hay không ? Người nào cũng muốn xây dựng nơi thờ phụng trong địa hạt của mình cho THẬT COOL; chúng ta bất bình khi nghe nói có một dự án dựng tượng kỹ niệm với chi phí hơn 400 tỷ VNĐ đang chuẩn bị tại Quảng nam nhưng chúng ta có ai để ý đến những dự án đập Nhà thờ cũ để xây Nhà thờ mới, bỏ Chùa cũ xây Chùa mới, tượng mới hoành tráng hơn; tất nhiên chi phí chắc không khiêm nhường đâu;vậy các vị ấy, nếu còn có chút tâm thì nói sao với anh em, với giáo dân tín đồ !
Dĩ nhiên P tui không phải là CS nhưng xin các bạn tranh luận khi chúng ta đang ở trong một quán gọi là quán cafe nhưng không biết mình đã và đang uống loại gì ?
Thân mến.
Phương
Nhà thờ Ba chuông cũ (Hình lấy từ Internet)



Nhà thờ Ba Chuông mới (Hình lấy từ Internet)

Sep 23, 2011

Chuyến thăm nước Đức của Giáo Hoàng - Tháng 9.2011

Đây là chuyện tại nước Đức của người Đức : tin cho biết người Công giáo Đức đang lạnh lùng với Giáo hội vì trong Giáo hội đã xảy ra liên tiếp những bê bối tình dục, tài chính không minh bạch, không chấp nhận hôn nhân đồng tính ...;
Còn Giáo hội Công giáo Việt Nam thì sao ? 
Hàng Giáo phẩm đang đứng về ai ? Đứng ở đâu ?

Hai đoạn bằng Việt ngữ và Pháp ngữ sau đây được lấy tóm tắt từ Internet.
------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ năm 22 Tháng Chín 2011

Người Đức thờ ơ với chuyến công du của Giáo hoàng Benedicto 16



Giáo Hoàng Benedicto XVI và Tổng thống Đức Christian Wulff tại Berlin ngày 22/9/ 2011.

 

Trọng Thành

 

Ngày hôm nay 22/9/2011, Giáo hoàng Benedicto 16 tới Đức trong chuyến công du bốn ngày. Tuy nhiên, khác hẳn với thời điểm hồng y Joseph Ratzinger mới đắc cử vào chức vụ giáo hoàng năm 2005, chuyến đi trở về quê hương của Giáo hoàng Benedicto 16 được dân chúng Đức đón nhận khá hờ hững.

 

Sep 19, 2011

Hoa Lan của Ông ngoại Đức

Cách đây mấy năm, tôi xin được nuôi tiếp khoảng 10 giò Cattleya từ bên Ông ngoại cháu Đức sau khi ông mất. Mấy tháng đầu,  sang sang chiết chiết tưởng đã phải cho tất cả vô xe rác; nhưng khi hiểu tính tình tụi nó ăn uống ra sao, biết tụi nó cần đổi chỗ qua đổi chỗ lại để có thêm nắng thêm gió, thì đến nay, tụi nó đã cho hoa thật đều đặn;
Nhưng không dễ dàng mà được như vậy nếu chẳng chịu hiểu các em.
Tôi nghĩ rằng chúng nó rất thương tôi !
Đây là hình chụp ngày 19.09.2011. Các em đang khoe màu tím rực vào buổi chiều đang mưa.


Aug 4, 2011

Mùa mưa tại Đà Lạt

   Rồi cuối tháng 7 tôi và thằng con cũng đã đến được Đà lạt, mưa không tầm tã mà nhẹ cứ như sương, thoáng ẩn thoáng hiện, chợt ướt rồi chợt khô. Những đợt mưa cứ lần lượt không hẹn trước mà đến, dịu dàng và buồn buồn như như vạt rừng thông ngày càng thưa thớt, xa vắng sự đùm bọc của con người và của chính chúng.
  Lần này tôi đã được gặp đủ những điều mình cần gặp, dù cho thời gian có ngắn ngủi vì phải đi theo nhóm, nhưng không có gì phải phàn nàn !
 Gia đình người chị của một anh làm việc chung cơ quan, nhà ở ngay con dốc ký túc xá Đai học Đà lạt, con dốc không cao và có vẻ sầm uất hơn xưa nhưng từ giọng nói, từ tâm tình hiếu khách của gia đình đã cho thấy còn rất Đà lạt.                                                                                                                                       

Bạn xưa của tôi

Năm 1996, lúc đó qua Singapore lần đầu tiên để theo học lớp quản trị AS/400 của IBM, tôi như kẻ ở vườn đến thành phố mà thành phố này quá khác biệt với những gì tìm thấy tại một thành phố Việt Nam. Ông bạn người Singapore sau khi được biết tin tức đã tìm đến đúng lúc để dắt tôi đi thăm vài vòng, vài nơi để biết về những điều mình chưa biết, để hiểu cách sống của người dân bản xứ cũng như ứng xử của người ngoại quốc tại Singapore.
Lần đó tôi học được rất nhiều.


Con anh bạn Singapore năm 1996



Gia đình anh tại một siêu thị nho nhỏ

Năm nay, năm 2011 bạn vẫn tốt như ngày xưa khi tôi chỉ gởi một email trước ngày thằng con qua Singapore nhưng bạn đã tìm đến đúng khách sạn và mời cả nhóm khoảng 15 người đi ăn tại khu phố Hoa kiều.
Kính chúc gia đình bạn mạnh khỏe. Người Singapore bao giờ cũng tốt như bạn của tôi !


Bạn và con

Gia đình bạn và nhóm Việt Nam


Jun 21, 2011

Vậy là đầu tháng 7 tôi không đến Đà Lạt được

Cứ dự định hoài mà không thực hiện được thì buồn lắm !
Đi lên Đà lạt một thân một mình thì đâu có gì để nói, quá dễ như đi dạo quanh Sài gòn, nhưng kèm theo 2 đứa trẻ và bà má của thằng cháu thì tôi không làm được. Một anh chàng đẹp trai, một cô nàng đẹp gái làm chung cơ quan có ý làm một chuyến du và hí cho mấy đứa nhỏ, chương trình đề ra rất tuyệt và không có gì để phải bàn tán vô ra !
Đùng một cái, câu chuyện đẹp bị ngưng vì rất nhiều người muốn tham gia, tưởng là vô lý nhưng rất có lý để không tiếp tục kế hoạch này. Hẹn một lúc khác để phân tích thêm.


Nhưng tôi, tôi lỗi hẹn lần này với phần TỈNH của tôi. Như tấm tranh chưa hoàn chỉnh cũng chỉ để biết rằng mình muốn vươn đến sự đầy đủ so với hình ảnh gốc, Mimosa tại Tu viện Dominique Đà lạt.



Nhưng không sao, sẽ có ngày gần nhất tôi cũng sẽ về.

Jun 16, 2011

Tôi buồn lắm khi đi đâu cũng thấy đồ Trung quốc

Mấy năm nay, mấy tháng nay, mấy ngày nay ai ai cũng thấy chuyện ta chuyện tàu !
Nhưng làm gì bây giờ, những ngày 5.6 và 12.6 tôi không tham gia được cùng các bạn trẻ vì chuyện cơm áo gạo tiền : tôi phải dạy thêm để dành dụm chút này chút nọ cho thằng con lúc mình về hưu. Tôi, một người làm nghề máy tính, tất cả các sách tôi đọc đều lấy từ các tác giả không phải người Trung quốc, trên Internet; sách Toán cũng vậy ngoại trừ Terence Tao quá tuyệt vời, tôi cũng chỉ tham khảo các ông Việt Nam như DongPhD, Tran Nam Dung... đặc biệt NBChâu thì có cuốn Hình học bằng tiếng Việt...và một ông cựu Đông Âu quá nổi tiếng là Titu Andreescu người Hungary.
Nhưng khi cần mua một món đồ thì lật qua lật lại chỉ thấy toàn tiếng Trung quốc, ghi rõ ràng địa chỉ địa phương và website! Hồi chiều cần mua một ít hình dán tường để che một số khoảng tường bị vỡ, cần mua một hộp đựng bút cho thằng con khi qua năm học mới, tìm khắp nhà sách chỉ thấy tất cả là hàng TQ, nghĩ thấy đau xót lắm.
Nhưng tất cả những điều này là lỗi tại những ai.
Nghĩ nhục nhã không khi VN xuất cảng gạo đứng hàng top thế giới mà người dân Thanh Hóa bị đói, khi bờ biển dài hơn 2000 km mà phải nhập cảng muối, than đá thì cứ xuất để đến bây giờ nhập cảng lại.
Nhưng chuyện nho nhỏ như vậy lỗi tại ai, tiền chất đống tài khoản của ai trong khi dân càng nghèo, đất nước chỉ còn như tấm áo khô đang phơi nắng !

May 21, 2011

Hoa Đà lạt

Nhận từ email của ông Đào Duy Từ (Pháp)
----------------------------------------------------------------
Mimosa, hoa mùa Xuân của Đà Lạt 
     Nói về một loài hoa biểu tượng của Đà Lạt, người ta hay nói đến dã quỳ. Nhưng dã quỳ không chỉ riêng ở Đà Lạt mà hình như có mặt khắp Tây Nguyên. Từ Kon-Tum đến Gia-Lai, Dak-Lak, Dak-Nông... nơi nào cũng có chứ đâu riêng gì Đà Lạt - Lâm Đồng ! Còn Mai Anh Đào là một loài hoa của Đà Lạt và chỉ có ở Đà Lạt, nhưng Mai Anh Đào nở hoa vào cuối tháng 12, và đến Tết dương lịch là hết . Chỉ có một loại hoa duy nhất, tập trung ở thành phố Đà Lạt ( không địa phương nào có ), nở từ cuối mùa đông năm này sang đến mùa xuân năm sau, tạo nên một nét riêng cho Đà Lạt là Mimosa. Cho nên gọi Mimosa là loài hoa mùa xuân của Đà Lạt quả không sai !

May 4, 2011

Gởi người Đà lạt

Trời đất ơi, anh mà còn trẻ sao ? 
Bên gia đình anh, ông nội và ba anh đều bị bệnh gan do di truyền, và hai người đã qua đời ở khoảng tuổi anh; tất nhiên là ngày nay có rất nhiều phương pháp điều trị tốt hơn ngày trước nhưng cũng phải chuẩn bị cho việc sẽ đến, mình cảm thấy giữa cuộc đời và mình không còn nợ nần gì nhau nhưng điều lo sợ là thằng bé còn nhỏ quá, thậm chí đến lúc anh về hưu thì nó vẫn chưa học xong để có thể tự lo được.
Do vậy, Thư có thể hiểu rằng anh hay tìm đến những nơi trong lành để rữa sạch phần nào bộ phổi, điều hòa lá gan, sự thanh thản có thể giúp trí não làm việc tốt hơn để tránh nhiều sự lo lắng và biết đâu có thể kéo dài ....Đọc Thiền rõ ràng là có được thanh tịnh nhưng chưa thấy giúp cho mình tự tin, thú thật nếu không có dạy học, cộng thêm chút âm nhạc cộng thêm chút vẽ vời chắc anh xuống tinh thần ghê gớm !
Cám ơn Thư đã hiểu anh được phần nào và cho cơ hội để anh nói ra những điều mà không phải gặp ai cũng có thể kể được.
Anh gởi Thư xem hai bức tranh nhỏ anh vẽ Đà lạt gần đây, theo trí nhớ, những điều đơn giản như vậy làm mình giử được niềm tin vào mình và thương yêu cuộc sống.
Thân mến.
Phương



Chuyện Đà lạt của tôi

Theo http://ctxhdalat.com/
PDF. In Email


Chuyện Đalạt của tôi
Tôi sinh ra ở Đalạt. Mẹ tôi sinh ra ở Đalạt. Ông ngoại tôi là người nấu bếp và lo phát gạo cho phu thợ xây khách sạn Palace. Nếu dựa vào tuổi mẹ tôi năm nay 80, thì dòng họ ngoại của tôi đã có mặt ở Đalat ít nhất là 80 năm nay. Nói như thế để thấy mình gắn bó với Đalạt đến chừng nào , và cho mình cái tự tin để tản mạn câu chuyện về Đalat của tôi.
Ông ngoại tôi kể. Cái thuở ấy, trung tâm Đalạt nằm ở cây số 6. Có nhiều bạn chưa hình dung cây số 6 là ở đâu? Này nhé. Bên trái khu nghĩa trang Đalạt là cây số 4. Con đường bên phải của nghĩa trang về phía Núi Bà thêm độ 2 km là khu phố 6, cũng gọi là cây số 6. Thuở ấy khu Hoà Bình vẫn còn hoang dã. “Tây cho tao khu đất của Vĩnh Chấn bây giờ, mà tao đâu có thèm”. Ông nói, không có gì tiếc nuối về cái từ chối của mình. Không như thằng cháu đang trố mắt “Phải chi ông chịu thì…” Ước vọng của ông chẳng cao xa chi. Ngày hai buổi, đơn giản, bằng lòng. Ông ngoại tôi còn kể thêm “Thuở ấy, hồ ông Đạo (sau này gọi là hồ Xuân Hương) chưa có. Ở đó chỉ có con suối nước trong, có nai chạy cả đàn kêu bép bép. Con đường của mình đây (Phan Đình Phùng) chỉ có vài xóm nhà. Chạng vạng tối, muốn đi đâu phải đốt đuốc, khua thùng thiếc, đánh phèng la rùm beng. Chứ không cọp nó rinh (rinh, không với dấu huyền). Mọi người đều nghèo khổ, tứ xứ đến đây. Nhiều nhất là dân từ miền Trung khô cằn sỏi đá. Ông nói, hồi dó tao phải đi bộ từ Phanrang lên đến đây. Gặp con gái mọi để ngực trẩn thấy mum múm đã thèm. Ông không màng đến mấy chữ Hoàng Triều Cương Thổ, nơi mà muốn vào, phải có giấy phép của Tây hay Vua quan chi đó. Và tôi lớn lên cũng chỉ biết có vầy vậy.

Chốn để quay về

Theo drnikonian.com (xin phép tác giả được đưa vào đây).
----------------------

 
Khí quyển Sài gòn thì khi nào cũng thế, cứ sôi sùng sục như một nồi lẩu xà bần với rất nhiều nắng gió. Tuy thế, nồi lẩu Sài gòn cũng có cung bậc riêng: nó ùng ục quanh năm, nó sôi trào bọt trong dăm tuần cận tết với hàng hóa, quà cáp, hoa lá, người xe… như nêm cối. Rồi như có một bàn tay bớt lửa khi cơm sôi, Sài gòn dịu dần, dịu dần theo bước chân người tứ xứ về quê ăn Tết. 29-30 Âm lịch, Sài gòn đạt điểm đáy trong chu kỳ sôi sùng sục quanh năm của mình: tĩnh lặng, thông thoáng, nhẹ nhõm như một bát cháo đã được múc ra mâm chờ nguội.
Chính trong lúc êm đềm nhất trong năm của Sài gòn tả pí lù ấy, chỉ với một giờ bay, tôi đã hòa mình vào một bếp lửa liu rui ấm áp khác: Hội An.

Apr 22, 2011

Chuyện mùa Phục sinh năm 2011

Tối 21.04, lễ rửa chân mùa Phục sinh, tôi đi nhà thờ Bến Cát với Luật, nghi thức một thánh lễ bắt đầu lúc 18g không sai một phút. Bên trong nhà thờ không còn chỗ đứng nên người ta đứng đầy hai hành lang, kín ngoài sân, tôi và Luật có được một khoảng vửa đủ trên bậc thềm tam cấp cổng chính, vì bậc thềm khá dốc nên gần như suốt gần một giờ rưỡi tụi tôi (nói xin lỗi các bạn) không thấy Chúa cũng chẳng thấy mấy ông Cha mà chỉ thấy toàn đít và đít, đủ cở ! Cúi cúi chui chui một chút mới thấy ông Cha, mới biết hôm nay áo lễ màu trắng.

Bên kia đường là quán Vườn Cau, quán nhậu dĩ nhiên và có cho tổ chức đám cưới, cũng người người đông đúc như bên nhà thờ.

Khi ông Cha làm thủ tục dâng lễ, vừa đến đoạn dâng chén rượu thì gần như tất cả giáo dân đang đứng ngoài sân và trên thềm như tụi tôi đều nghe rất rõ bên quán nhậu người ta gào lên : một hai ba dô ô ô ô ô !! Thiệt là may, ngó lên tôi thấy ông Cha không đưa chăm phần chăm chén rượu lễ vô miệng ! Nếu có chắc được một trận cười cho lễ rửa chân tại nhà thờ Bến Cát.


Quán nhậu có ngay trước nhà thờ không khốn nạn như quán nhậu mở ngay trước trường học, mà là trường học con nít, ai muốn nghiên cứu thì xin đến quán trước trường Ngô Mây đường Nguyễn Trọng Tuyển gần nhà Tín, hay quán trước trường Trần Văn Ơn nơi con của Thọ và TX Hùng đang học. Dạy cho học ngu còn chưa đủ, người ta còn tập cho con nít nhìn thấy mấy cảnh này; chưa hết, nghe nói gần trường Trần Văn Ơn còn có một quán đặc sản độc lắm !

 


Tên đường Sài gòn xưa

Xin phép tác giả cho chép lại bài này vào blog.
Cám ơn.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quý anh chị mến

Xin chuyển tài liệu này để quý anh chị coi, nhớ lại và in tên đường ngày xưa.
Theo tài liệu, tôi được biết trước thời Pháp, đường Bến Nghé ( Sài-Gòn) không có tên,
mà mang những con số.
Như Đường 13 sau là Lê Lợi,     Đường 15  =  Lê Thánh Tôn,
Đường 16  =  Tự Do,     Đường 17  =  Gia Long, v.v...
 
Tài liệu dưới hình như có vài chỗ sai, thí dụ như tên đường này nè
Võ Di Nguy Phú Nhuận ( Chợ Phú Nhuận, rạp Văn Cầm, rạp Cẩm Vân, cư xá Phú Nhuận ),
nêu tôì nhớ không lầm thì tên thời Pháp là Louis Berland (?)

Mến

Apr 20, 2011

Sài gòn của tôi bây giờ

Theo Phi Khanh (Intenet)
---------------------------------------------------------------------------------
Giàu có, vương gichen ln vi khn kh, bn cùng


SÀI GÒN - Chy trn cái nng nghit ngã, thi tiết mi lnh cóng đã

chuyn sang nng cháy da cháy tht ca min Trung, tôi dt đứa em lang
thang Sài Gòn. Vi nó, Sài Gòn còn quá mi l, ln đầu tiên nó đến đây. Và
cũng ln đầu tiên nó chng kiến mt Sài Gòn mà theo như nó nói là quá
khó chu, bt rt và nhiu người đi bán vé s, đi bán hàng rong chưa tng
thy.
Mt quán cơm trong chThNghè có giá bán rt bình dân, t5 ngàn đồng đến 15 ngàn đồng mt dĩa.
(Hình: Phi Khanh/Người Vit)
Ngày đầu, tôi chnó đi dc đường Ðin Biên Ph, nó lc đầu: “Tri ơi, kt xe kinh
khng, ở đây có cm giác như người ta không còn là nhng con người ngi trên xe
mà là nhng đoàn xe máy đang chy theo kiu by kiến!”.

Mar 18, 2011

Một lá thư từ Nhật

Một lá thư gởi từ Nhật, vào những ngày ngay sau có động đất và sóng thần, được chuyền nhau đọc trên Internet. 
------------------------------------------------------------------------------
Xin chào anh Đào

   
Em là Minh Thành đây. Anh và gia đình khỏe không ? Mấy ngày nay mọi sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không , thực phẩm gần như số không ? Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.
    Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn.

Mar 15, 2011

Động đất ở Nhật và ảnh hưởng kinh tế

Nguồn: Peter Drysdale, East Asia Forum
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
14.03.2011
Những hậu chấn kinh tế của cơn động đất và sóng thần tại Nhật Bản vào hôm thứ Sáu thì dễ để đo lường hơn so với tầm mức của thảm hoạ về nhân mạng và vật chất.

Mar 4, 2011

Chiều nay, tháng 3 Sài gòn tự nhiên mưa

Sài gòn mưa tháng này thì quá hiếm, thật ra trời đã chuyển từ cả tuần lễ trước rồi đến chiều nay mới có cơn mưa nhẹ. Mưa tháng này chỉ làm bớt bụi bặm một chút, làm bớt ồn ào một chút vì người ta ít tranh nhau ra đường, chứ thật ra mưa Sài gòn không có gì đẹp hơn những ngày nắng !


Mar 1, 2011

Một bài viết có liên quan đến cà phê Đà Lạt



Chiết tách cà phê
Đoàn Nam Sinh

Trà –Cà phê – Ca cao nguyên liệu đều phải được chế biến cho đến khi sẵn sàng để  chiết  tách  thành thức  uống. Nói  chiết  tách  là rút hết  cốt  tủy  của  chúng bằng một môi chất- có thể hòa tan các tinh chất và kéo chúng ra khỏi một mạng lưới chằn chịt ở mức tế bào, để tinh chất tan vào môi chất đó. Chiết bằng cồn tinh khiết  thực  phẩm  là hiệu  quả  nhất,  nhưng thông thường  hơn, người  ta  chiết  tách bằng nước sôi.

Feb 24, 2011

Một café Đà Lạt giữa Sài gòn

Thật tình thì đã nghe loáng thoáng đâu đó trên mạng có một quán café tên là Cà Lạt tại Sài gòn, mà Cà Lạt theo người ta diễn chữ lúc ấy là Cà phê đà Lạt, nghe cũng yên tai phải không ?
Đến hôm nay, gần hết tháng 2, tháng Tết năm 2011, tôi mới thật sự muốn đến Cà Lạt để tìm một chút yên vắng như ngày nào đã đến cà phê Hoa Anh Đào của Chisato. Trưa hôm nay Sài gòn nắng hơi gắt, tôi đã  được thấy những gì mình mong thấy.

Feb 18, 2011

Đại học miền Nam trước 1975: hồi tưởng và nhận định

Chép từ blog của GS Nguyễn Văn Tuấn
Chủ nhật, 13 Tháng 2 2011 15:00
Xin trân trọng giới thiệu một bài viết đặc sắc của Gs Lê Xuân Khoa về nền giáo dục đại học ở miền Nam trước 1975. Đây là bài viết sẽ xuất hiện trong Kỉ yếu Humboldt do Ts Nguyễn Xuân Xanh biên soạn. Giáo sư Lê Xuân Khoa là một "chứng nhân" của nền giáo dục đại học trước 1975, vì ông từng giữ những chức vụ quan trọng như giáo sư triết học phương Đông tại ĐH Văn khoa Sài Gòn, thứ trưởng Bộ Giáo dục (1965) và phó viện trưởng (như phó hiệu trưởng đại học ngày nay) của Viện Đại học Sài Gòn (1974-1975). Ông định cư ở Mĩ năm 1975, trở thành giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế thuộc Ðại học Johns Hopkins.  Nay thì ông đã nghỉ hưu. Tôi từng có cơ duyên gặp ông ở Mĩ. Đó là một người đàn anh rất đáng kính, dù ở xa nhà nhưng lúc nào cũng đau đáu nghĩ về quê nhà. Ông là tác giả cuốn sách "Việt Nam 1945-1995, Tập I" rất có giá trị, và tác giả của nhiều tiểu luận đáng chú ý. Ông còn có nhiều hoạt động cộng đồng và thiện nguyện trong cũng như ngoài nước. Mời các bạn theo dõi bài viết của ông và những nhận xét của tôi trong một chuyến về quê gần đây. NVT 

Feb 6, 2011

Đà lạt vài hình ảnh không có trong quảng cáo

Tết 2011 tôi bỏ Sài gòn đến Đà lạt để tìm những gì còn giống như trong ký ức mình; cũng có đôi điều rất đẹp rất yên vắng đáng yêu, nhưng ngoài những vẻ đẹp đó tôi còn tìm thấy những hình ảnh này, nó quá mờ và vô duyên so với cái đẹp dịu dàng ngày xưa.
Hai điều tôi chưa tưởng tượng ra lúc chưa đến là thành phố này bây giờ cũng có nẹt pô, đua xe và độc hơn là con gái xứ dốc lại mang giày cao gót chắc phải cả tấc.
Thôi cũng đừng buồn vì mình đã mất nó từ lâu rồi!