Ngày ngày của tôi

Tặng riêng cho con khi ba không còn thuộc sở hữu của cuộc đời này.


Dec 3, 2013

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Nguồn : http://tuxtini.com/2013/12/01/nhin-lai-nen-giao-duc-vnch-su-tiec-nuoi-vo-bo-ben/


Sách giáo khoa
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năngmà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Oct 19, 2013

Các trường, viện ngoài công lập ở miền nam trước 1975 – Tổng hợp

Nguồn : Học Thế Nào
---------------------------------
Trong bài viết trước Học Thế Nào đã trích đăng tổng kết đánh giá về Nền giáo dục cộng hòa ở miền nam trước 1975.
Hôm nay HTN xin giới thiệu (trích đoạn) một số mô hình trường ngoài công lập ở miền năm trước 1975. Thông tin chủ yếu lấy từ trang lasan.org

Nền giáo dục ở miền nam (1954-1975)- Nguyễn Thanh Liêm

Nguồn : Học Thế Nào
---------------------------------
Học Thế Nào xin trích một phần tài liệu của GSTS Nguyễn Thanh Liêm về giáo dục ở miền nam sau 1954. (GSTS Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-67, Thứ Trưởng Bô Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975).

Sep 15, 2013

Trường Trần Đại Nghĩa tháng 9-2013

Họp phụ huynh học sinh đầu năm lớp 10 của Đức.
Chụp bằng Nokia, không vừa lòng nhưng còn hơn là không có. Nghe Thầy Hiệu trường nói sẽ chỉnh trang lại toàn bộ trường vào năm sau. Không biết còn lại những gì đây !

Sep 13, 2013

Giọng hát của bạn tôi

Giọng trầm trầm này không có nhiều người hâm hâm ngưỡng mộ như đối với em Hưng, em Siu, nhưng :

GIÁ NHƯ CUỘC ĐỜI CỨ XA XA
Giá như đừng có kỹ thuật email, để như gần hai mươi năm trước, mổi lần gởi một bức thư qua bên kia phải mất có gần một tháng, và ròng rã kế tiếp một tháng sau để chờ nhận một lá thư hồi âm. Ngày trước, cứ khoảng gần hai tháng sau khi gởi thư đi, biết anh bưu điện hay đến xóm mình vào lúc trưa, bất cứ giá nào cũng phải về nhà để ... chờ thư.
Vậy mà đều đặn như những hàng chỉ, cứ hai tháng tụi tôi mới biết tin tức nhau.
Đó là những ngày tháng của năm 1992.
Năm 1998, người bạn tôi về bên này, xuất hiện bất ngờ như một bóng ma. Gầy ốm mắt thâm quầng, chỉ gặp nói chuyện loanh quanh chẳng ăn đâu vào đâu, rồi nhào đi đến phòng thu của ông Phạm Trọng Cầu để làm cho được bản nháp CD. Rồi bạn tôi lại ra đi cũng như một bóng ma !
Gần mười năm nay, email đã trở thành gần như một động từ mà chẳng thấy bạn tôi động đậy.
Chỉ thấy CÔ phảng phất đâu đó trên FB như trêu chọc, phảng phất mỗi năm, vào độ tháng 10, mẹ CÔ gởi tiền về nói tôi chăm lo cho xương cốt bố và tặng cho thằng con tôi.
Giá như đừng có email mà hay.

Aug 23, 2013

Con tôi đã trưởng thành

Năm Đức học lớp 2, cho đến năm học đó, mỗi buổi sáng nó vẫn cầm chặt tay mình khi đã vào trường, mãi đến lúc sắp hàng xong vào lớp. Tôi không nhớ nó đã khóc biết bao nhiêu lần khi tôi vụt buông tay để nó theo hàng theo lối lên lớp.
Năm nay, Đức học lớp 10, tại ngôi trường mà gần 50 năm trước tôi đã bắt đầu học, ngày xưa là lớp onzième.
Sáng nay, mưa quá lớn, chở nó đến cổng Lý Tự Trọng, ngày xưa gọi là cổng Gia Long, định là sẽ chạy thẳng vào khu để xe của Thầy Cô (ngày trước tụi tôi gọi là khu Bộ Nội vụ) để cháu khỏi ướt.
Đến cổng, chưa chạy vô thì Đức nói muốn xuống xe. Tôi gạt ngang và chạy một mạch vô trường. Đến nơi trú được mưa, nó vẫn không cho tôi giử dùm cặp của nó để, đi rữa mặt.
Mình cứ loay hoay, ngó theo. Đến khi thấy nó rữa mặt ra, dặn được vài tiếng.
Tôi quay mặt đi, không cho nó thấy mình đang thở dài.
Ngôi trường Taberd này hiểu tôi, như tôi hiểu đứa con.
Tôi biết là nó đã trưởng thành, đến một ngày kia. Nó sẽ không còn cần sự đưa rước của mình.
Nhưng, tôi đâu thể cứ muốn nó học hoài lớp 2.


Jul 5, 2013

Minh Đức vào trường Trần Đại Nghĩa

   Ngày 2.7.2013 Đức có kết quả thi lớp 10 (Toán 9.5; Văn 7.25, Anh Văn 9.75, Toán chuyên 4.5), điểm môn chuyên thấp nhưng các môn thường đã bù lại cho cháu phần nào. Hôm sau có thông báo điểm chuẩn vào các trường chuyên. Và theo đó thì Đức trúng tuyển vào TĐN với dư điểm là 0.75 !
   Thấy nó vừa mừng vừa lo mà thấy lo theo.

Apr 1, 2013

Cháu Đức đậu HSG Toán cấp thành phố

Lời cám ơn chân thành

Theo trang web của Sở Giáo dục TPHCM ngày 01.4.2013 (nguồn http://edu.hochiminhcity.gov.vn/) thì trong danh sách các em đậu học sinh giỏi môn Toán lớp 9 cấp thành phố có cháu Đức, đợt thi ngày 27.3.2013.
Mong rằng đây không phải là chuyện cá tháng 4.

  Hôm nay, mới có dịp chính thức tỏ lòng cám ơn đến những người Cậu, người anh, người bạn đã khuyến khích, chia sớt kinh nghiệm và cho nhiều lời khuyên về việc học của cháu. Những lời khuyến khích đã bằng cách này hay cách khác đã gởi đến cho tôi (ba cháu kiêm thầy dạy hoc) với sự chân tình hiếm thấy !
  Kết quả này thật sự cũng không là gì trong suốt cuộc đời của cháu. Những mong  cháu sẽ có suy nghĩ thật đẹp về cộng đồng các Cậu, các anh em, bạn bè ...để ngày mai, đến lượt cháu, sẽ có những nỗ lực cho anh em khác qua từng việc làm nhỏ nhặt nhất.
   Thân kính
Phan Thanh Phương

Mar 31, 2013

Hai ngày đáng nhớ của Đức

Thứ Tư 27-3-2013, Đức thi toán cấp thành phố tại trường Trần Văn Ơn. Tôi rủ vài người bạn đến quán Phố thị của Tuyến, gần đó, nói chuyện nhảm để chờ đón cháu về. Bài làm không làm Đức hài lòng nhưng tôi có an ủi nó nhiều. Cho đến năm nay, lớp 9, cháu chỉ học Toán với tôi, nên làm sao bằng những bạn học tại những nơi chuyên nghiệp hơn mình.
Thứ Sáu, 29-3-2013, hai ngày sau khi thi toán, lần đầu tiên Đức xa nhà qua đêm mà không có ba hay mẹ. Cháu đi Phan Thiết với các bạn cùng khối lớp 9 của trường.


Feb 13, 2013

Đà Lạt, Tết 2013

     Một năm hai lần, như mùa nắng và mùa mưa, lần lên Đà Lạt hơi sớm; định bụng sẽ đến vào khoảng 28 tháng chạp nhưng không còn vé máy bay nên phải đi vào 26. Sớm nên mới gặp được Hùng Đà Lạt, vì ông bạn này khởi hành về Sài gòn vào 23g ngày 26 đó.
     Gặp Hùng, được dẫn qua nhà anh Một "râu" và tại đây cũng được gặp lại Việt, anh chàng này thì quá bận việc làm đầu làm tóc cho các bà các cô, nên ngồi được một lát thì đi.

Feb 7, 2013

Gặp một Thiền sư

   Đến một ngôi chùa nằm trên dốc, mà tại đó người ta có thể nhìn và biết, trước đây, khoảng đất rộng phía trước là một vùng thấp với thỉnh thoảng một ngôi nhà mái cũ và ống khói. Chỉ có hai tiểu bé tí ra chào, thật tình thì tôi vẩn chưa hiểu tại sao có tiểu để lại ba vá tóc nhưng cũng có chú chỉ để một vá.

Jan 20, 2013

Thư tôi gởi đến bà hồ Xuân Hương



TP HCM ngày 19 tháng 1 năm 2013
Kính gởi bà hồ Xuân Hương,
Chắc chắn bà rất ngạc nhiên khi đọc những dòng này, bà không biết cháu nhưng cháu biết nhiều về bà.  Một lần đến Đà Lạt ba tháng trước, cháu đã đi dọc bờ hồ về phía thương lưu, đến một đoạn gần hồ lắng thuộc đường Yersin cháu thấy bên dưới hồ rất nhiều cá chết nỗi lềnh bềnh và rau củ hư thối đang trôi tấp bên mạng hồ. Nói cho đúng thì cháu cứ mang đau đáu hình ảnh đó trong suốt những ngày ở Đà Lạt. Về thành phố nơi mình ở, cháu đã tìm kiếm trên Internet để biết về gốc gác, quá khứ của bà cũng như những lý do làm bà bị ô nhiễm nặng như hiện nay. Để rồi hôm nay cháu viết thư này để chia sẽ với nỗi buồn của bà, bà đã già lắm nhưng ngày càng kém vui vì không được con người tôn trọng giữ gìn; con người đã làm bà teo tóp dơ bẩn mặc dù bà đã có một quá khứ làm đẹp Đà Lạt, không khí trong lành nơi ấy đã từng có sự đóng góp của bà, của các ông Thông, ông Gió, bà Mây…

Jan 4, 2013

Ký ức Đà Lạt


Bài của Andrew Lam đăng trên In These Times.

Xin phép tác giả được mang sang đây.
--------------------------------------------

A Child’s Christmas in Dalat

The author remembers his first Christmas, in 1969 Vietnam.
BY ANDREW LAM
Then my father would open the champagne and pour each of us a glass. We didn't receive any gifts as children did in America, but we didn't need any and never felt the loss.
Wild orchids and colored, painted pine conesthese things I remember of Christmas in Vietnam. It was in Dalat, the hill station city with its persistent fog and whispering pine forests and littered with French-built villas, that I first celebrated Christmas. My father had been transferred there after the 1968 Tet offensive, and he brought the entire family with him.
The distant bombing and the tropical heat of Sadec in the Mekong Delta were replaced by Dalat's cool fresh breezes and romantic lakes. I was 5 years old, a child running free on fallen pine needles and tall green grass in the forest as I searched for wild mushrooms, pine cones and orchids for Christmas decorations. My older brother, sister and I would each carry a wicker basket and eventually fill them with all that nature had to offer. Those days we never bought any Christmas decorations.

We used to sing. And by singing, I mean spontaneously. As children we were not at all self-conscious and sang with gusto and often off key, but always with gusto. In the woods, early in the morning, we sang Christmas carols and chased each other, and sometimes the neighborhood kids would join in. Afterwards, our sweaters and hair would be embedded with pollen and pine needles. Dalat was a sparsely populated town then, and our laughter and singing echoed and resonated in the dew-covered forest.

At home we helped our mother decorate the Christmas tree. Its fresh pine fragrance brought the whole forest inside with us. My mother would roll cotton into shapes of little chicks and angels with wings and place them on the tree. The cones and mushrooms she painted green and red and blue and hung them everywhere in the living room. These ornaments were all the decorations we needed.
When my paternal grandmother came downstairs all dressed up in her ao dai dress, she would take us to mass. She held my hand and led me and my siblings on the dirt road to a local church whose bells rang out in the air. Though I wasn't a Catholic, I remember feeling a spiritual devotion in that church. Everyone was smartly dressed and smiling. People sang and read their psalms. Afterwards the priest distributed candy for the children. I remember it was early evening, the sun had sunk behind a bank of fog as we walked home, the world was glowing in a lavender hue.
But before going home we would stop by the Hoa Binh market to buy some fruit and baguettes. Children with pink round cheeks held their mothers' hands, and young adults in their best clothes walked around to show off their attire. The strawberries and plums we would eat on the way home.
At home, the best part of the Christmas dinner was dessert. My mother, a consummate baker, would make the traditional buche de Noel, a chocolate covered cake in the shape of a log with a tiny Santa Claus sitting on top. Then my father would open the champagne and pour each of us a glass. We didn't receive any gifts as children did in America, but we didn't need any and never felt the loss.
That was my favorite memory of Christmas in Vietnam. If you think that such a memory is out of place for a country whose image is full of conical-hatted figures working in the rice fields, then you haven't been to Dalat. Dalat, built by the French as a hill station resort, was for the most part a peaceful town, until near the end of the war. For those of us who had the fortune to live there, the war was often at a distance. Unlike the popular American belief shaped by Hollywood films, Vietnamese did not always live under constant terror and in half-burned villages. Instead, what we had in Dalat was a gentle, small town life that I haven't found again living here in America.
These days our Christmas is a big celebration in the San Francisco Bay Area. My paternal grandmother is long gone, but the Christmas trees are heavy with trinkets and baubles at my siblings' households. We vie to show off to one another how well we decorate our homes. Santa on the roof; reindeer on the lawn. Our Christmas dinner is often replete with seafood and my father's favorite dish, bouillabaisse, and, of course, roasted turkey and wines and champagnes. It is a testiment, I suppose, to how well we have fared in the land of plenty.
So many years have passed since the war ended, yet it is not the horrors of war that dwell now in my mind during Christmas time. It's the transcending peace in a tranquil world that is now lost.
Dalat, too, like the rest of Vietnam, is crowded with people and the trees are fewer and the forests thinned. Even the weather had changed, growing warmer with fewer trees.
Still, I bet there are children running and laughing, as before, among the pine needles and singing brooks on that high plateau I once called home.
New America Media editor Andrew Lam is the author of Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora (Heyday Books, 2005), which recently won a Pen American "Beyond the Margins" award, and East Eats West: Writing in Two Hemispheres. His next book, Birds of Paradise Lost, is due out in 2013. He has lectured widely at many institutions and universities.