Ngày ngày của tôi

Tặng riêng cho con khi ba không còn thuộc sở hữu của cuộc đời này.


Mar 1, 2011

Một bài viết có liên quan đến cà phê Đà Lạt



Chiết tách cà phê
Đoàn Nam Sinh

Trà –Cà phê – Ca cao nguyên liệu đều phải được chế biến cho đến khi sẵn sàng để  chiết  tách  thành thức  uống. Nói  chiết  tách  là rút hết  cốt  tủy  của  chúng bằng một môi chất- có thể hòa tan các tinh chất và kéo chúng ra khỏi một mạng lưới chằn chịt ở mức tế bào, để tinh chất tan vào môi chất đó. Chiết bằng cồn tinh khiết  thực  phẩm  là hiệu  quả  nhất,  nhưng thông thường  hơn, người  ta  chiết  tách bằng nước sôi.
Thuở ban đầu, người  ta đun sôi cà phê hạt, những hạt đã được  rang  thơm dòn, đập dập, rồi gạn nước để uống. Nhưng mùi thơm bị mất đi rất nhiều theo hơi nước và tinh chất còn sót trong bã. Ý tưởng nghiền nát và hãm đã được thực hiện cùng với lọc bã, bằng cách cho cà phê bột vào túi vải lọc, rót nước sôi qua túi và ngâm cả vợt vào dịch chiết này.
Ta có thể  tưởng  tượng ra  toàn bộ công việc  trên khép kín trong một chiếc ấm, Bên dưới  lại  là một chiếc ấm khác chứa nước được đun sôi, miệng   ấm này tiếp giáp đáy ấm trên và bên ngoài đáy ấm này là nguồn nhiệt, thường là bếp than hồng.

Thuở ấu  thời, được  theo ba  tôi ra góc phố sau khu Hòa Bình, quán cà phê Domino cũng của bác Cà phê Tùng, nhìn bác Ba cầm ấm nước sôi rót nhẹ nhàng một dòng chảy chậm và thật đều vào đúng tâm chiếc vợt, trong ấy chứa một hỗn hợp  cà phê bột  thơm lừng. Nước  cà phê đen kịn  thấm  dần  ra  lượt  vải  hơi thô, khoảng hai phần bề cao, kéo thành dòng xuống đáy lọc vốn có hình phễu. Ba tôi là khách quen thân, nên thường  được  thưởng  thức  ‘nước  nhứt’  trong  lời  thăm  hỏi chân tình mọi  lần,  làm ăn được không  cậu Tư. Chiết hết một  lượt nước,  chỉ đủ mươi ly, bác Ba đặt vợt xuống, đậy nắp ấm,  lại đặt ấm cà phê lên ấm nước  sôi.
Khách uống đôi khi phải  chờ đợt pha  chế mới  chứ không phải  lúc nào cũng có ngay.
Có khách vào, cho một đờ mi đen và kờ-roát-xăngx nóng (bánh mì sừng), đó là khẩu phần bình dân của hầu hết thị dân Đà lạt những năm ’60- tk 20. Thỉnh thoảng mới có người kêu đờ mi sữa hay Ô-van-tin- món uống ca cao-sữa bột với món điểm  tâm kờ-roát-xăngx chả hay Pa-tê sô (bánh xếp nhân  thịt) để ăn nhanh, uống nhanh và đi ngay, đó là bữa  sáng  của giới  sĩ quan,  trí  thức. Chỉ  trong góc quán có phần lúp xúp lụp xụp đó có sự ấm cúng, và họ đã trao đi đổi lại đủ thứ câu chuyện từ giá cả lạm phát, chuyện cung đình đến tin tức tình báo…quốc tế.
Thời sau này không ai gọi đờ-mi, một nửa ly mà gọi đen nhỏ, sữa nhỏ. Chỉ vào quán chệch  Tiểm  xấm- điểm  tâm  mới  nghe  có  người  kêu tài chừng,  xây chừng,  pạc-xỉu, pạc-tẩy,…gắn  liền với phong cách ngồi chò hõ hai chân lên ghế độc- bàn thế sự, trao đổi mọi thứ thông tin đặc biệt là hàng lậu.
Đó là những ngôn ngữ đi liền với các quán cà phê bình dân – bác học hòa lẫn, quán cà phê vớ hay đùa hơn, cà phê bít-tất, chỉ cái vợt chiết lọc cà phê ngày càng hiếm.


Trăm năm trước, người Đức sáng tạo ra lọc giấy. Lọc được chứa trong phễu hay giá lưới. Tuy nhanh gọn nhưng Cà phê qua lọc giấy có mùi dầu đi-tẹc-pen hại tim, nên chỉ giải ghiền chứ không để  thưởng  thức. Khi công nghệ chất dẽo phát triển,  người  ta  dùng lưới mịn  gắn  trên khung nhựa  để  lọc,  nhưng không ngon, không chuyên. Các loại  phin  lọc  này cũng  lọc  theo  trọng  lực- lọc  xuôi  hay  lọc xuống.
Trước cái phin của ta, có lẽ bộ filter của Nam Ấn đã xuất hiện, theo phong cách Ăng-lê, để  lọc một  thứ cà phê có trộn với bột rễ rau diếp xoăn Chicorée,  ta không bàn ở đây.
Chiếc phin  lọc bằng nhôm chỉ mới xuất hiện cũng trong khoảng  thập niên 60 thế kỷ 20 đó, khi công nghệ nhôm đã phát triển, sau son nồi thau chậu mới tới cái phin này. Nó mang hình ảnh cái nồi ngự trên cái ly, bên dưới cùng là lọc tinh có vành rộng để tựa vào miệng cốc, lớp trên là lọc sơ chứa cà phê. Trên vách có hai gờ nhỏ để cài miếng lưới chặn. Bên ngoài có hai quai cách nhiệt.
Về sau, có cả phin inox, rồi đến phin inox có núm siết vit ở trong lòng, mà người pha chế cũng như khách thưởng thức có thể điều chỉnh tốc độ dòng chảy, độ đậm đặc bằng…cán muỗng. Bạn có thể thấy trên mạng hình ảnh của chúng với lời giải  thích về  “lọc  cà phê của người Việt”  (Vietnamese- style coffee filter). Kiểu dáng này đang phổ  biến  không  chỉ  các  nước ASEAN mà còn lan rộng  sang  cả châu Á.
Dù bằng cách thức và vật dụng nào, việc lọc xuôi bằng nước nóng sôi cũng kéo theo những chất tan không mong muốn, chúng làm món uống có lẫn mùi bã.

Bài tác giả gởi viet-studies ngày 26-2-11

No comments:

Post a Comment