Ngày ngày của tôi

Tặng riêng cho con khi ba không còn thuộc sở hữu của cuộc đời này.


May 21, 2011

Hoa Đà lạt

Nhận từ email của ông Đào Duy Từ (Pháp)
----------------------------------------------------------------
Mimosa, hoa mùa Xuân của Đà Lạt 
     Nói về một loài hoa biểu tượng của Đà Lạt, người ta hay nói đến dã quỳ. Nhưng dã quỳ không chỉ riêng ở Đà Lạt mà hình như có mặt khắp Tây Nguyên. Từ Kon-Tum đến Gia-Lai, Dak-Lak, Dak-Nông... nơi nào cũng có chứ đâu riêng gì Đà Lạt - Lâm Đồng ! Còn Mai Anh Đào là một loài hoa của Đà Lạt và chỉ có ở Đà Lạt, nhưng Mai Anh Đào nở hoa vào cuối tháng 12, và đến Tết dương lịch là hết . Chỉ có một loại hoa duy nhất, tập trung ở thành phố Đà Lạt ( không địa phương nào có ), nở từ cuối mùa đông năm này sang đến mùa xuân năm sau, tạo nên một nét riêng cho Đà Lạt là Mimosa. Cho nên gọi Mimosa là loài hoa mùa xuân của Đà Lạt quả không sai !

May 4, 2011

Gởi người Đà lạt

Trời đất ơi, anh mà còn trẻ sao ? 
Bên gia đình anh, ông nội và ba anh đều bị bệnh gan do di truyền, và hai người đã qua đời ở khoảng tuổi anh; tất nhiên là ngày nay có rất nhiều phương pháp điều trị tốt hơn ngày trước nhưng cũng phải chuẩn bị cho việc sẽ đến, mình cảm thấy giữa cuộc đời và mình không còn nợ nần gì nhau nhưng điều lo sợ là thằng bé còn nhỏ quá, thậm chí đến lúc anh về hưu thì nó vẫn chưa học xong để có thể tự lo được.
Do vậy, Thư có thể hiểu rằng anh hay tìm đến những nơi trong lành để rữa sạch phần nào bộ phổi, điều hòa lá gan, sự thanh thản có thể giúp trí não làm việc tốt hơn để tránh nhiều sự lo lắng và biết đâu có thể kéo dài ....Đọc Thiền rõ ràng là có được thanh tịnh nhưng chưa thấy giúp cho mình tự tin, thú thật nếu không có dạy học, cộng thêm chút âm nhạc cộng thêm chút vẽ vời chắc anh xuống tinh thần ghê gớm !
Cám ơn Thư đã hiểu anh được phần nào và cho cơ hội để anh nói ra những điều mà không phải gặp ai cũng có thể kể được.
Anh gởi Thư xem hai bức tranh nhỏ anh vẽ Đà lạt gần đây, theo trí nhớ, những điều đơn giản như vậy làm mình giử được niềm tin vào mình và thương yêu cuộc sống.
Thân mến.
Phương



Chuyện Đà lạt của tôi

Theo http://ctxhdalat.com/
PDF. In Email


Chuyện Đalạt của tôi
Tôi sinh ra ở Đalạt. Mẹ tôi sinh ra ở Đalạt. Ông ngoại tôi là người nấu bếp và lo phát gạo cho phu thợ xây khách sạn Palace. Nếu dựa vào tuổi mẹ tôi năm nay 80, thì dòng họ ngoại của tôi đã có mặt ở Đalat ít nhất là 80 năm nay. Nói như thế để thấy mình gắn bó với Đalạt đến chừng nào , và cho mình cái tự tin để tản mạn câu chuyện về Đalat của tôi.
Ông ngoại tôi kể. Cái thuở ấy, trung tâm Đalạt nằm ở cây số 6. Có nhiều bạn chưa hình dung cây số 6 là ở đâu? Này nhé. Bên trái khu nghĩa trang Đalạt là cây số 4. Con đường bên phải của nghĩa trang về phía Núi Bà thêm độ 2 km là khu phố 6, cũng gọi là cây số 6. Thuở ấy khu Hoà Bình vẫn còn hoang dã. “Tây cho tao khu đất của Vĩnh Chấn bây giờ, mà tao đâu có thèm”. Ông nói, không có gì tiếc nuối về cái từ chối của mình. Không như thằng cháu đang trố mắt “Phải chi ông chịu thì…” Ước vọng của ông chẳng cao xa chi. Ngày hai buổi, đơn giản, bằng lòng. Ông ngoại tôi còn kể thêm “Thuở ấy, hồ ông Đạo (sau này gọi là hồ Xuân Hương) chưa có. Ở đó chỉ có con suối nước trong, có nai chạy cả đàn kêu bép bép. Con đường của mình đây (Phan Đình Phùng) chỉ có vài xóm nhà. Chạng vạng tối, muốn đi đâu phải đốt đuốc, khua thùng thiếc, đánh phèng la rùm beng. Chứ không cọp nó rinh (rinh, không với dấu huyền). Mọi người đều nghèo khổ, tứ xứ đến đây. Nhiều nhất là dân từ miền Trung khô cằn sỏi đá. Ông nói, hồi dó tao phải đi bộ từ Phanrang lên đến đây. Gặp con gái mọi để ngực trẩn thấy mum múm đã thèm. Ông không màng đến mấy chữ Hoàng Triều Cương Thổ, nơi mà muốn vào, phải có giấy phép của Tây hay Vua quan chi đó. Và tôi lớn lên cũng chỉ biết có vầy vậy.

Chốn để quay về

Theo drnikonian.com (xin phép tác giả được đưa vào đây).
----------------------

 
Khí quyển Sài gòn thì khi nào cũng thế, cứ sôi sùng sục như một nồi lẩu xà bần với rất nhiều nắng gió. Tuy thế, nồi lẩu Sài gòn cũng có cung bậc riêng: nó ùng ục quanh năm, nó sôi trào bọt trong dăm tuần cận tết với hàng hóa, quà cáp, hoa lá, người xe… như nêm cối. Rồi như có một bàn tay bớt lửa khi cơm sôi, Sài gòn dịu dần, dịu dần theo bước chân người tứ xứ về quê ăn Tết. 29-30 Âm lịch, Sài gòn đạt điểm đáy trong chu kỳ sôi sùng sục quanh năm của mình: tĩnh lặng, thông thoáng, nhẹ nhõm như một bát cháo đã được múc ra mâm chờ nguội.
Chính trong lúc êm đềm nhất trong năm của Sài gòn tả pí lù ấy, chỉ với một giờ bay, tôi đã hòa mình vào một bếp lửa liu rui ấm áp khác: Hội An.