Ngày ngày của tôi

Tặng riêng cho con khi ba không còn thuộc sở hữu của cuộc đời này.


May 23, 2015

Lời nguyện của rừng

Lần theo những tài liệu trên Internet, một câu chuyện khá thú vị được dẫn thật chậm, thật chậm.
Khởi nguồn là một bài thơ được khắc, do một cư dân Đà Lạt chụp lại năm 1942, qua hình ảnh hai mảnh gỗ mỗi mảnh được ghép từ hai ba miếng gỗ thông mỏng, cao khoảng 1,2 m ngang khoảng 0,8 m. Hai mảnh này ghép kề nhau, đặt tại một gốc thông gần đường vào lăng mộ ông bà Nguyễn Hữu Hào (mà ai cũng biết là thân phụ và thân mẫu của Hoàng hậu Nam Phương). (Ảnh).


Nội dung là một đoản thơ bằng tiếng Pháp với tựa đề là “La prière de la forêt" , mà tôi (PTP) tạm dịch là “Lời cầu xin của rừng”.
Xuôi theo các tài liệu trên Internet, được biết đoản thơ đã xuất hiện tại Pháp từ thập niên 1930 và tại vài nước Châu Âu đương kỳ.
Năm 1960 GS Lê Văn Ký thuộc trường Quốc gia Nông Lâm Mục Blao và trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài gòn, trong chuyến viếng Ấn Độ đã thấy bài thơ này trong hội quán sinh viên; năm 1962 GS Ký trong một chuyến viếng một Đại học Lâm nghiệp tại Cộng hòa Liên bang Đức , được đọc một tạp chí cũ trong thư viện, thấy lại bài thơ ấy bằng tiếng Đức và ghi tên tác giả là Hannes Tuch.
Theo tin tức đó, thì Hannes Tuch là một Cán sự Lâm nghiệp và còn là một thi sỹ, người Tây Đức, sinh năm 1906.
Từ lúc được khai sinh ấy, bài thơ được lan truyền và với một ý tưởng nào đó đã trở thành tâm nguyện của những người có cái nghiệp gắn với rừng – tất nhiên không nói đến rừng tặc –
Quay trở về Việt Nam, một kỹ sư Thủy Lâm là Bùi Bá, người cùng thời với GS Ký, nhưng theo kháng chiến chống Pháp và ở lại miền Bắc, đã chuyển ngữ sang tiếng Việt và đã gởi cái hồn thơ ấy vào Nam với bút danh là BB. Đoản thơ của BB, tiếng Việt như sau :
Người có biết những đêm đông giá lạnh, ta bốc hơi ấm lửa hun nồng
Người có biết, những ngày nắng gắt, ta cho tàng mát rượi ánh thiều nung,
Người có biết, dưới sườn nhà đồ sộ, ta cho người dầu dải nắng mưa chan;
Người có biết, trên nếp giường êm ấm, người nương ta an giấc điệp mơ màng
Người có biết, kìa con thuyền vượt sóng, ta đưa người du ngoạn khắp năm châu,
Người có biết, nọ chuôi cày xới đất, ta vun cây cho nẩy nở hoa màu
Chính ta đã rước người vào cuộc thế, trong chiếc nôi âu yếm mẹ đưa ru
Rồi ta sẽ tiển người khi vĩnh biệt, làm áo quan ấm áp giấc nghìn thu
Người hởi người, nghe lời ta cầu nguyện,
Chớ hại ta mà vủ trụ u sầu.
Để ta sống, ta điều hoà mưa nắng, hoa xinh tươi cây cối nẩy thêm tươi,
Để ta sống, ta ngăn luờng vủ bảo; chận cát bay làn gió bốc tung trời
Để ta sống, ta đùn mây quyện gió, gieo mưa tuôn đầm ấm cỏi trần gian
Để ta sống, ta cản dòng nước lủ, cứu nhân dân cơn thuỷ nộ lầm than
Ta là Mẹ của muôn nền hưng thịnh, làng hưng phong xây dựng nước hưng phong
Ta tô điểm non song nên gấm vóc, cây xanh cao lá biếc lớp trùng trùng
----
Xin ghi lại bản tiếng Pháp
LA PRIÈRE DE LA FORÊT
Homme !
Je suis la chaleur de ton foyer
par les froides nuits d’ hiver,
l ’ ombrage ami
l’ orsque brûle le soleil d’ été.
Je suis la charpente de ta maison,
le plancher de la table.
Je suis le lit dans lequel tu dors
et le bois dont tu fais les navires.
Je suis le manche de la houe
et la porte de ton enclos.
Je suis le bois de ton berceau
et de ton cercueil .
Ecoute ma prière,
Ne me détruis pas !
-----
Bản tiếng Pháp rất đơn giản, không quá sầu ướt như bản tiếng Việt, còn bản tiếng Anh như sau :
THE PRAYER OF THE FOREST
Man, I am the warmth of your home in the cold winter night, and the protective shade when summer’s
sun is strong.
I am the framework of the roof to your house and the top of your table, the bed in which you sleep and
the timber with which you fashion your boat.
I am the handle to your hoe and the door to your hut.
I am the wood of your cradle and the boards of your coffin.
I am the bread of your kindness and the flower of beauty.
Hear my prayer: “Destroy me not”!
Nhưng bằng ngôn ngữ nào đi chăng, thì câu từ kết thúc vẫn là “Hãy lắng nghe lời nguyện xin của tôi : Destroy me not !”.
Ý kết : Có quá nhiều vấn đề để tìm hiểu về Đà Lạt, và trong hố thẳm của tâm hồn mình, luôn có những tiếc nuối về điều này, điều khác !
PTP
Tham khảo : http://dalatarchi-tranconghoakts.blogspot.com/…/la-priere-d…

No comments:

Post a Comment