TP HCM ngày 19 tháng 1 năm 2013
Kính gởi bà hồ Xuân Hương,
Chắc
chắn bà rất ngạc nhiên khi đọc những dòng này, bà không biết cháu nhưng cháu biết
nhiều về bà. Một lần đến Đà Lạt ba tháng
trước, cháu đã đi dọc bờ hồ về phía thương lưu, đến một đoạn gần hồ lắng thuộc
đường Yersin cháu thấy bên dưới hồ rất nhiều cá chết nỗi lềnh bềnh và rau củ hư
thối đang trôi tấp bên mạng hồ. Nói cho đúng thì cháu cứ mang đau đáu hình ảnh
đó trong suốt những ngày ở Đà Lạt. Về thành phố nơi mình ở, cháu đã tìm kiếm
trên Internet để biết về gốc gác, quá khứ của bà cũng như những lý do làm bà bị
ô nhiễm nặng như hiện nay. Để rồi hôm nay cháu viết thư này để chia sẽ với nỗi
buồn của bà, bà đã già lắm nhưng ngày càng kém vui vì không được con người tôn
trọng giữ gìn; con người đã làm bà teo tóp dơ bẩn mặc dù bà đã có một quá khứ
làm đẹp Đà Lạt, không khí trong lành nơi ấy đã từng có sự đóng góp của bà, của
các ông Thông, ông Gió, bà Mây…
Kính
thưa bà, cháu được biết bà được sinh ra sau những biến đổi địa chất liên tục.
Khi một trong những vùng đồi núi hình thành, gọi là cao nguyên LangBiang với độ
cao khoảng 1500m; đầu thế kỷ 20 người Pháp đã lập nên thành phố Đà Lạt nằm lọt
giữa bạt ngàn đồi thông. Họ đã chọn một cái hồ tự nhiên, xinh xắn trãi rộng khoảng
30 mẫu làm địa thế trung tâm cho Đà Lạt; từ đó có cái tên hồ Xuân Hương; cháu
nghĩ rằng tên này không liên quan đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhưng chắc trong cái
tên đó mang hàm ý về hương của mùa xuân mà những người trước đã cảm nghiệm.
Cháu biết rằng bà đã mang lại, dù ít hay nhiều, cho khí hậu thành phố nên trong
lành; vì ngày xưa bên cạnh bà là Đồi Cù mà năm 1942 một kiến trúc sư người Pháp
đã thiết kế thành một vùng đất không được xâm phạm nhằm tạo ra một hướng nhìn
tuyệt đẹp về dãy LangBiang.
Ngày
đó, khi nói về Đà Lạt là phải nói về Đồi Cù và hồ Xuân Hương. Lúc đó, hẳn là bà
đẹp lắm ! chung quanh là bốn hồ lắng, dùng gạn lại các chất thải nặng, trung
hòa các hóa chất nhiễm độc bằng thủy sinh vật được trồng trong đó. Nước bà mang
trên mình có màu trong xanh, mà vào những
buổi sáng sớm vẫn mù sương là là trên mặt, khối nước này đã giúp cho mùa lạnh
không quá rét, mùa nắng không quá nóng; các đồi thông chung quanh đã cùng với
bà tặng cho Đà Lạt một món quà tuyệt vời : khí hậu ôn đới mà không quá lạnh khắc
nghiệt ! Xuống phía hạ lưu là các cống xả được đặt ra đúng vị trí để điều chỉnh
dòng nước từ hồ xuống các vùng trồng rau dưới thấp hơn, làm cho người nông dân
an tâm về lượng nước và sự tinh sạch của nó. Đi quanh hồ, ai cũng cảm nhận được
cái ngan ngát của rừng thông, cái ươn ướt của sương nhẹ và thoảng xa hơn là mùi
rau củ căng tươi.
Bây
giờ người người đổ về đây quá đông, nhà nhà mọc lên quá nhiều, hàng quán sát cạnh
nhau như tre trong bụi. Mà sự hiểu biết về cái đẹp, cái an toàn, cái vệ sinh
thì giảm đi như một đường tỉ lệ nghịch với mong muốn kinh doanh, làm giàu.
Trở
lên thượng nguồn hồ một chút là thấy các vườn rau với bờ bao ngang dọc, nhiều
nhà cùng đổ xô lập trại; khoan đào giếng lấy nước, phá rừng lấy đất. Mới trước
đây thấy còn là dãy thông xanh xanh, vài tháng sau trở về thấy phơi lên một
vùng đất đỏ cạch, đất của bazan bị bật lên, lòng đất đau thấu xương. Thấu xương
cả người thương Đà Lạt. Hằng ngày, các trại rau thải ra nưới thải có hòa lẩn
thuốc trừ sâu đã dùng, thải ra rau hư rau bỏ. Dòng nước thải đó đi về đâu ?
Vai
trò của bốn hồ lắng không được chú ý nên chúng đã cạn từ lâu, dòng nước thải
ung dung đổ trực tiếp vào hồ. Các nguyên tố cặn lại từ thuốc trừ sâu, phân bón
như Nitơ, Phospho cộng thêm vào các chất
độc hưu cơ là rau củ đã phân hủy làm cho đội quân chất thải thêm sung mãn … Và
thêm cho sự sung mãn này cháu thấy ngay trên mép hồ là hai nhà hàng, chắc người
ta cũng chẳng rổi công cho việc đưa nước sinh hoạt lắng lọc, mà xả thẳng xuống
hồ cho tiện.
Chưa
hết, một loạt khách sạn, nhà ở phía gần chợ cũng tham gia vào việc làm hồ Xuân
Hương gầy héo, bệnh hoạn. Đồi Cù bây giờ là sân golf, đã là sân golf thì phải
trồng cỏ, đã là trồng cỏ thì phải sử dụng phân bón. Mùa mưa, phân bón trôi từ đất
theo dòng nước lênh láng nặng mùi từ Đồi Cù chảy thẳng vào hồ, quá gần, quá tiện.
Và
hậu quả, việc gì đến thì phải đến. Cháu cũng hiểu rằng bà đau buồn đến nhường
nào, khi mang trên mình gánh nặng kết quả những việc làm trên. Không chỉ là nổi
buồn của bà, mà đó là nổi buồn, tức giận của cháu, của những ai đã từng yêu
thương dòng nước trong xanh, yêu thương khí hậu trong lành của Đà Lạt.
Dòng
nước hồ Xuân Hương lúc này đầy tảo xanh độc, kết quả của việc kết hợp giữa chất
thải từ phân bón và rau củ hư thối. Màu nước hóa thành đục nhờ nhờ vì thủy sinh
vật chết do có quá nhiều Nitơ và Phospho lắng lại, mà ai cũng biết là hai chất
này hủy diệt sự sống; Khí bốc lên từ mặt hồ làm gì còn là hơi nước trong lành. Sương khói mênh mang đâu còn nữa.
Các hồ, thác nhỏ quanh bà cũng vậy thôi, hồ Than Thở, thác Cam Ly; dòng nước tại
đó chỉ là nước thải không hơn !
Cháu
biết bà rất buồn phiền, nên sinh ra gầy ốm héo hon. Cháu cũng biết các chị Than
Thở, chị Cam Ly cũng như các ông Thông đang rất đau khổ vì không còn làm cho Đà
Lạt xinh xắn và trong lành như xưa. Lỗi do đâu thì chắc ai cũng hiểu.
Nhưng
cháu mong qua lá thư ngắn này, xin được chia sẽ với nổi buồn của bà và các chị,
các anh, các ông bà khác. Sự chia sẽ này không chỉ ngừng lại tại đây, cháu nghĩ
rằng đất nước Việt Nam của cháu còn rất nhiều người có tri thức thật sự, có
tình cảm yêu quý thiên nhiên thật sự. Những người này sẽ, trong những ngày không
xa nữa, hy vọng với tình cảm và tri thức đó sẽ trả lại cho bà, cho các ông các
anh các chị vẽ đẹp tự nhiên hiếm hoi. Và đó cũng là trả lại cho thế hệ chúng
cháu, các thế hệ sau, những vốn liếng quý giá mà tiền bối chúng cháu đã khổ
công tạo ra.
Chúc
bà có được những giấc mơ an lành.
Cháu của bà.
Phương
No comments:
Post a Comment