Ngày ngày của tôi

Tặng riêng cho con khi ba không còn thuộc sở hữu của cuộc đời này.


Jul 11, 2014

Cách Việt Nam Công Hòa thực thi chủ quyền biển đảo (Phần 2)

--------------------------------------- 11.7.2014
TP - Cuộc chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) không chỉ là cuộc đấu pháo hạm mà nó còn là cuộc đấu ngoại giao, nhằm để cả thế giới được tiếp cận với sự thật và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa với toàn thể nhân loại.
Tàu cá Trung Quốc nhưng trang bị súng đại liên ở Hoàng Sa năm 1974.  Ảnh: Tư liệuTàu cá Trung Quốc nhưng trang bị súng đại liên ở Hoàng Sa năm 1974. Ảnh: Tư liệu
Hải chiến

Chính quyền VNCH liên tục tăng cường sức chiến đấu cho hải quân. Các nhà nghiên cứu quân sự VNCH rất quan tâm đến lời bình luận của giới nghiên cứu Tây Phương, rằng: “Kẻ nào kiểm soát được mặt biển sẽ kiểm soát được nội địa”. 
Hải quân VNCH phát triển rất nhanh với gần 2.000 chiến hạm tổng số 140.000 tấn, trong khi miền Bắc chỉ có hơn 100 chiến hạm với tổng 35.000 tấn.

Cách Việt Nam Cộng hòa thực thi chủ quyền biển đảo (Phần 1)

Ngư nghiệp và dầu hỏa
----------------------------
Chép từ một bài trên báo chính thống, phải lưu lại vì chắc có ngày bài này sẽ bị mất. Đọc rồi mới thấy, có lẽ với tôi là lần đầu thấy báo nhà nước (11.7.2014) ghi cụm từ "Chính phủ Viêt Nam Cộng Hòa". Mất gần 40 năm để chuyển "Chính quyền ngụy" qua cụm từ trên. Tại sao vậy ! (PTP)

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/cach-viet-nam-cong-hoa-thuc-thi-chu-quyen-bien-dao-732220.tpo
-----------------------------------------
TP - Giáo sư Nguyễn Hữu Lành trong bài nghiên cứu mang tên “Luật quốc tế và vấn đề đánh cá trên biển” đã nhận định: “Ngày nay, thực tế người ta nhận thấy các tài nguyên sinh vật ngày càng giảm trước sự khai thác quá mức bằng kỹ thuật tân tiến. Vì vậy vấn đề bảo tồn các tài nguyên sinh vật đã được đặc biệt chú ý. Mặt khác, các quốc gia đều muốn dành cho dân chúng của mình độc quyền khai thác các tài nguyên trong vùng biển tiếp cận và đều có khuynh hướng nới rộng phạm vi thuộc chủ quyền quốc gia”.
Cảnh ngư dân đánh cá ảnh của nhiếp ảnh gia Cao Lĩnh trước năm 1975


Kỳ 2: Phát triển Kinh tế Biển
Bài nghiên cứu công bố năm 1974 này của giáo sư Lành cũng cho thấy quan điểm chung lúc bấy giờ đó là muốn bảo vệ được lãnh thổ, lãnh hải thì phải phát triển kinh tế, trước hết là kinh tế biển. Ông viết: “Trên thực tế, sức mạnh của quốc gia vẫn giữ vai trò quyết định cho đến khi nào trong xã hội quốc tế, quyền lợi riêng của quốc gia nhường bước cho quyền lợi chung”.